• Việc làm
  • Công ty
  • Kỹ năng
  • Về HRC
Ứng Viên Tài Năng
HRC Library
Đóng góp ý kiến
  • Định hướng nghề nghiệp
    • All
    • Finance
    • HR
    • Logistics
    • Management Consultant
    • Marketing
    • Sales
    Thực trạng và xu hướng phát triển của khối ngành Logistics tại Việt Nam

    Thực trạng và xu hướng phát triển của khối ngành Logistics tại Việt Nam

    Management Consulting

    [Định vị #2] Management Consulting – Tư vấn quản trị

    logistics

    [Định vị #3] Logistics – XNK

    dinh-vi-1-marketing

    [Định vị #1] Marketing

    [Nhật kí tìm việc] Về ngành HR, bạn có đang thực sự nghĩ đúng ?

    [Nhật kí tìm việc] Về ngành HR, bạn có đang thực sự nghĩ đúng ?

    [Nhật kí tìm việc] Điều cần biết khi theo đuổi HR tại Việt Nam

    [Nhật kí tìm việc] Điều cần biết khi theo đuổi HR tại Việt Nam

    • Khám phá bản thân
    • Khám phá ngành nghề
    • Thị trường tuyển dụng
  • Kĩ năng ứng tuyển
    • All
    • CV & Cover Letter
    • Interview
    • Tips ứng tuyển
    viết cv cuộc thi sinh viên

    [MÁCH BẠN] CÁCH VIẾT CV “CHUẨN” CHO CÁC CUỘC THI SINH VIÊN

    cv-phong-van-top-9-bai-viet-giup-ban-ung-tuyen-thanh-cong

    [ CV và phỏng vấn ] TOP 9 bài viết giúp bạn ứng tuyển thành công

    thực tập

    Chinh phục thực tập: Công thức để trở thành một ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng

    Chinh phục thực tập: Bí kíp để nhanh chóng thích nghi với môi trường mới

    Chinh phục thực tập: Bí kíp để nhanh chóng thích nghi với môi trường mới

    Chinh phục thực tập: Bí kíp chuẩn bị phỏng vấn “tán đổ” nhà tuyển dụng

    Chinh phục thực tập: Bí kíp chuẩn bị phỏng vấn “tán đổ” nhà tuyển dụng

    cv-khong-kinh-nghiem

    [Find your fit] Sinh Viên Nên Ghi Gì Vào CV Khi Không Có Kinh Nghiệm

    • CV & Cover Letter
    • Interview
    • Tips ứng tuyển
  • Phát triển bản thân
    • All
    • Kĩ năng mềm
    • Kĩ năng sống
    [Động lực] Đối với một người thành công, 100 trừ 1 có thực sự bằng 99?

    “Dừng chân tại các cuộc thi sinh viên” – Liệu có phải dấu chấm hết.

    [Phần 2]Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    [Phần 2]Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    viết cv cuộc thi sinh viên

    [MÁCH BẠN] CÁCH VIẾT CV “CHUẨN” CHO CÁC CUỘC THI SINH VIÊN

    [Cuộc thi sinh viên] – Năm nhất, năm hai và 3 “tips” phá đảo các cuộc thi sinh viên

    [Cuộc thi sinh viên] – Năm nhất, năm hai và 3 “tips” phá đảo các cuộc thi sinh viên

    [Phần 1] Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    [Phần 1] Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    giá trị cuộc thi sinh viên mang lại

    [Cuộc thi sinh viên] Những bài học đáng giá không dành cho riêng ai – Làm thế nào để không bỏ lỡ những cơ hội này?

    • Kĩ năng mềm
    • Kĩ năng sống
  • Management Trainee
    • All
    • Assessment Center
    • Case Study
    • Câu chuyện MT
    • Initial Interview
    • Management Trainee Test
    Mách bạn: 3 phương pháp giải Case study mà ai cũng cần biết

    Mách bạn: 3 phương pháp giải Case study mà ai cũng cần biết

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    nielsen-case-competition

    Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua vòng 1 Nielsen Case Competition từ TOP 15 NCC 2019, Cựu Analytics Trainee Nielsen

    phuong-phap-giai-case

    [Case Study Approach] 3 phương pháp giải Business Case phổ biến

    case-study-la-gi-cach-giai-case-cho-nguoi-moi-bat-dau

    Case Study là gì? Những điều cần biết cho người mới bắt đầu

    Management Trainee

    Management Trainee – Đỗ, Trượt, Và Sau Đó

  • Chia sẻ
    • All
    • Company Orientations
    • Góc nhìn HRC
    • Người thật việc thật
    Hành trình đến với cuộc thi sinh viên

    [ĐỘC QUYỀN] HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN – CHIA SẺ TỪ QUÁN QUÂN ỨNG VIÊN TÀI NĂNG 2020

    ecommerce

    E-commerce, lối đi nào cho người trẻ? – Chia sẻ đến từ CPO Interprid

    [Freshers’ Day | Job Review] Khám phá công việc của một Business Analyst

    [Freshers’ Day | Job Review] Khám phá công việc của một Business Analyst

    Product Owner

    [Freshers’ Day | Job Review] Công việc thực tế của một Product Owner là gì?

    Business Development

    [Freshers’ Day | Job Review] Công việc thực tế Business Development ngành E-commerce

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    • Góc nhìn HRC
    • Người thật việc thật
  • HRC News
No Result
View All Result
  • Định hướng nghề nghiệp
    • All
    • Finance
    • HR
    • Logistics
    • Management Consultant
    • Marketing
    • Sales
    Thực trạng và xu hướng phát triển của khối ngành Logistics tại Việt Nam

    Thực trạng và xu hướng phát triển của khối ngành Logistics tại Việt Nam

    Management Consulting

    [Định vị #2] Management Consulting – Tư vấn quản trị

    logistics

    [Định vị #3] Logistics – XNK

    dinh-vi-1-marketing

    [Định vị #1] Marketing

    [Nhật kí tìm việc] Về ngành HR, bạn có đang thực sự nghĩ đúng ?

    [Nhật kí tìm việc] Về ngành HR, bạn có đang thực sự nghĩ đúng ?

    [Nhật kí tìm việc] Điều cần biết khi theo đuổi HR tại Việt Nam

    [Nhật kí tìm việc] Điều cần biết khi theo đuổi HR tại Việt Nam

    • Khám phá bản thân
    • Khám phá ngành nghề
    • Thị trường tuyển dụng
  • Kĩ năng ứng tuyển
    • All
    • CV & Cover Letter
    • Interview
    • Tips ứng tuyển
    viết cv cuộc thi sinh viên

    [MÁCH BẠN] CÁCH VIẾT CV “CHUẨN” CHO CÁC CUỘC THI SINH VIÊN

    cv-phong-van-top-9-bai-viet-giup-ban-ung-tuyen-thanh-cong

    [ CV và phỏng vấn ] TOP 9 bài viết giúp bạn ứng tuyển thành công

    thực tập

    Chinh phục thực tập: Công thức để trở thành một ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng

    Chinh phục thực tập: Bí kíp để nhanh chóng thích nghi với môi trường mới

    Chinh phục thực tập: Bí kíp để nhanh chóng thích nghi với môi trường mới

    Chinh phục thực tập: Bí kíp chuẩn bị phỏng vấn “tán đổ” nhà tuyển dụng

    Chinh phục thực tập: Bí kíp chuẩn bị phỏng vấn “tán đổ” nhà tuyển dụng

    cv-khong-kinh-nghiem

    [Find your fit] Sinh Viên Nên Ghi Gì Vào CV Khi Không Có Kinh Nghiệm

    • CV & Cover Letter
    • Interview
    • Tips ứng tuyển
  • Phát triển bản thân
    • All
    • Kĩ năng mềm
    • Kĩ năng sống
    [Động lực] Đối với một người thành công, 100 trừ 1 có thực sự bằng 99?

    “Dừng chân tại các cuộc thi sinh viên” – Liệu có phải dấu chấm hết.

    [Phần 2]Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    [Phần 2]Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    viết cv cuộc thi sinh viên

    [MÁCH BẠN] CÁCH VIẾT CV “CHUẨN” CHO CÁC CUỘC THI SINH VIÊN

    [Cuộc thi sinh viên] – Năm nhất, năm hai và 3 “tips” phá đảo các cuộc thi sinh viên

    [Cuộc thi sinh viên] – Năm nhất, năm hai và 3 “tips” phá đảo các cuộc thi sinh viên

    [Phần 1] Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    [Phần 1] Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    giá trị cuộc thi sinh viên mang lại

    [Cuộc thi sinh viên] Những bài học đáng giá không dành cho riêng ai – Làm thế nào để không bỏ lỡ những cơ hội này?

    • Kĩ năng mềm
    • Kĩ năng sống
  • Management Trainee
    • All
    • Assessment Center
    • Case Study
    • Câu chuyện MT
    • Initial Interview
    • Management Trainee Test
    Mách bạn: 3 phương pháp giải Case study mà ai cũng cần biết

    Mách bạn: 3 phương pháp giải Case study mà ai cũng cần biết

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    nielsen-case-competition

    Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua vòng 1 Nielsen Case Competition từ TOP 15 NCC 2019, Cựu Analytics Trainee Nielsen

    phuong-phap-giai-case

    [Case Study Approach] 3 phương pháp giải Business Case phổ biến

    case-study-la-gi-cach-giai-case-cho-nguoi-moi-bat-dau

    Case Study là gì? Những điều cần biết cho người mới bắt đầu

    Management Trainee

    Management Trainee – Đỗ, Trượt, Và Sau Đó

  • Chia sẻ
    • All
    • Company Orientations
    • Góc nhìn HRC
    • Người thật việc thật
    Hành trình đến với cuộc thi sinh viên

    [ĐỘC QUYỀN] HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN – CHIA SẺ TỪ QUÁN QUÂN ỨNG VIÊN TÀI NĂNG 2020

    ecommerce

    E-commerce, lối đi nào cho người trẻ? – Chia sẻ đến từ CPO Interprid

    [Freshers’ Day | Job Review] Khám phá công việc của một Business Analyst

    [Freshers’ Day | Job Review] Khám phá công việc của một Business Analyst

    Product Owner

    [Freshers’ Day | Job Review] Công việc thực tế của một Product Owner là gì?

    Business Development

    [Freshers’ Day | Job Review] Công việc thực tế Business Development ngành E-commerce

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    • Góc nhìn HRC
    • Người thật việc thật
  • HRC News
No Result
View All Result
HRC
No Result
View All Result
Home Chia sẻ Góc nhìn HRC

[ĐỘC QUYỀN] HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN – CHIA SẺ TỪ QUÁN QUÂN ỨNG VIÊN TÀI NĂNG 2020

HRC by HRC
January 31, 2021
in Chia sẻ, Góc nhìn HRC
20 min read
0
Hành trình đến với cuộc thi sinh viên
Share on LinkedinShare on Facebook

Trong những năm gần đây, những cuộc thi sinh viên diễn ra ngày một nhiều và trở nên vô cùng quen thuộc đối với các bạn sinh viên Kinh tế. Nhìn thấy bạn bè xung quanh rục rịch chuẩn bị tham gia các cuộc thi, thậm chí có những bạn đã trở thành quán quân, á quân các cuộc thi lớn với nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở, chắc hẳn, nhiều bạn sẽ cảm thấy vô cùng áp lực và cũng nhen nhóm trong lòng ý định đi thi cho “bằng bạn bằng bè”. 

Tuy nhiên, chúng mình biết các bạn sinh viên vẫn còn rất nhiều những băn khoăn:

  • Tham gia những cuộc thi sẽ được gì, mất gì?

  • Cần chuẩn bị gì để có một trải nghiệm trọn vẹn và đáng nhớ tại các cuộc thi?

  • Những vấn đề gặp phải trong suốt quá trình tham gia các cuộc thi là gì? Làm thế nào để giải quyết chúng?

Hãy cùng HRC lắng nghe những chia sẻ từ anh Ngô Hưng Thế Anh – quán quân cuộc thi Ứng viên Tài năng 2020 để có cái nhìn chi tiết, cụ thể hơn về hành trình của một sinh viên đến với các cuộc thi và trưởng thành như thế nào sau các cuộc thi đó nhé!

 

Em chào anh Thế Anh, vậy là đã một tuần trôi qua kể từ khi anh trở thành quán quân UVTN 2020, không biết bây giờ cảm xúc của anh như thế nào ạ?

Chia sẻ thật thì hiện tại cảm xúc của anh vẫn còn hơi lâng lâng. Khi nhìn lại 2 phần Assessment Centre và Chung kết dù chỉ diễn ra trong 2 tuần nhưng nó đem lại cho anh những cơ hội học hỏi và nhiều cảm xúc. Dù đã một tuần trôi qua nhưng anh vẫn luôn nhớ về những khoảnh khắc như vậy, đó là những cảm giác rất chân thực. Ngoài ra, còn một điều thực hơn nữa là anh chưa quen với việc quá nhiều người biết đến mình trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

 

Anh biết đến những cuộc thi dành cho sinh viên Kinh tế như thế nào ạ?

Anh bắt đầu biết đến những cuộc thi này từ cuối kì hai năm nhất và đầu năm hai. Khi anh đã quen dần với nhịp sống đại học và bước đầu tìm hiểu nhiều thứ hơn về tương lai, sự nghiệp sau này thì lúc đấy anh mới biết đến những cuộc thi sinh viên như vậy. 

Anh biết đến thông tin về những cuộc thi qua hai nguồn chính là trên mạng và ở trường

  • Đầu tiên là do các bạn truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook

  • Ngoài ra, ở trường anh là Đại học Ngoại Thương cơ sở 2, các bạn cũng tổ chức rất nhiều cuộc thi dành cho sinh viên và truyền thông qua hình thức đặt bàn trực.

 

Anh có thể chia sẻ sâu hơn về giá trị mà các cuộc thi sinh viên mang lại được không ạ?

Cuộc thi sinh viên mang lại cho sinh viên khá nhiều giá trị. Theo anh thì có 3 giá trị chính: định hình career path sau này, cải thiện kỹ năng, kiến thức, và networking.

  • Career path. Cuộc thi sinh viên là một môi trường lành tính để các em thử nghiệm và biết được mình phù hợp với lĩnh vực nào. Bản thân anh đã trải qua rất nhiều cuộc thi Marketing để biết được mình không phù hợp với lĩnh vực này. Anh cũng đã trải qua những cuộc thi phân tích data, business cases để nhận ra mình có hứng thú với Finance.

  • Mài dũa kỹ năng và kiến thức. Khi đi thi, nếu đặt nhiều tâm huyết vào nó thì những gì các em tích lũy được đôi khi còn nhiều hơn những thứ học được trên trường. 

  • Networking. Khi đi thi, các em sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều bạn có chí tiến thủ giống mình. Dù chỉ là mối quan hệ bạn bè nhưng nó sẽ mang lại giá trị rất lớn cho các em sau này. Ví dụ như networking của anh tại UVTN 2020 rất chất lượng. 

 

Điều gì đã thôi thúc anh quyết định tham gia các cuộc thi sinh viên nói chung và UVTN nói riêng ạ?

Vào giai đoạn đầu của đại học, anh tập trung vào phát triển kỹ năng mềm như là teamwork, giao tiếp, leadership… bằng cách tham gia các câu lạc bộ. Nhưng sau một khoảng thời gian, anh nhận ra chỉ kỹ năng mềm thì không đủ; kỹ năng cứng và kỹ năng chuyên môn cũng quan trọng không kém. Anh nghĩ mình có thể đạt được những kỹ năng đó qua 1 trong 2 cách: đi làm hoặc đi thi và anh đã chọn đi thi. Từ đó, anh tích cực tham gia tất cả cuộc thi mình có thể để tích lũy cho bản thân những kỹ năng cần thiết. Đó là bước ngoặt để anh quyết định tham gia các cuộc thi sinh viên. 

 

Em biết rất nhiều bạn sinh viên đang chịu tác động 2 chiều trong việc quyết định tham gia các cuộc thi sinh viên. Một mặt, các bạn do dự do nỗi sợ đối diện với năng lực thật của bản thân. Mặt khác, các bạn cũng cảm thấy áp lực bởi peer pressure vì các bạn xung quanh đã chuẩn bị tham gia các cuộc thi như vậy. Anh có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này ạ?

Anh rất hiểu cảm giác này của các bạn sinh viên vì anh đã từng trải qua những vấn đề tương tự. 

  • Nếu các em có nỗi sợ đối diện với năng lực thật của bản thân thì hãy nhớ đến một câu nói rất hay: Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Biết ta là thứ dễ biết nhất mà còn không nhận thức được thì làm sao đánh đâu thắng đó được. Nếu nhìn xa hơn, khi đi làm, nếu không biết mình có năng lực như thế nào thì làm sao các em biết mình nên ứng tuyển công việc nào, với mức lương bao nhiêu? Vì vậy như anh đã nói, cuộc thi sinh viên là môi trường lành tính nhất. Nó như một cái sandbox để em thử nghiệm và biết được năng lực của bản thân đến đâu, rồi sau đó có định hướng phát triển. Đối với những bạn sinh viên đang có nỗi sợ đó, anh có một lời khuyên: Một là đi thi và không đổ máu khi đi làm, hai là không thử đi thi và đổ máu khi đi làm, các em chọn cái nào? 

  • Về peer pressure. Gần đây nhất khi tham gia UVTN, anh thấy hầu như top 40 đều bị peer pressure rất nặng, nhìn đâu cũng thấy quán quân, á quân của các cuộc thi lớn. Nhưng anh nghĩ điều quan trọng khi nói đến peer pressure là đừng biến nó thành một thứ tiêu cực, hãy coi nó là một nguồn động lực. Phải có áp lực mới có kim cương, mới trở thành người giỏi. Tuy nhiên, em đừng để peer pressure chi phối. Khi lựa chọn tham gia cuộc thi, hãy tham gia cuộc thi nào mà em thích và mang lại giá trị cho em. Đừng thi bởi vì nhìn thấy xung quanh mọi người đều đi thi. 

 

Ngoài 2 vấn đề trên, anh nghĩ các bạn sinh viên còn gặp những rào cản nào khi quyết định tham gia các cuộc thi ạ?

Một vấn đề anh nghĩ các bạn sinh viên hay gặp phải là format những cuộc thi sinh viên chủ yếu theo hình thức đội nhóm và các bạn thường không tìm đủ đồng đội để đi thi. Đó cũng là lúc bản thân phải bước khỏi vùng an toàn và chủ động tiếp cận với những bạn có cùng mục đích, lý tưởng để lập team đi thi.

 

Bọn em được biết các cuộc thi sinh viên thường kéo dài từ 1-2 tháng và sinh viên thường tham gia vào những năm cuối đại học. Không biết liệu trong quá trình tham gia cuộc thi, anh có gặp khó khăn gì trong việc quản lý thời gian không ạ, và anh đã làm như thế nào để giải quyết những vấn đề đó?

Chia sẻ một chút với mọi người, khoảng thời gian anh thi UVTN 2020 cũng là lúc anh đang đi làm full-time và viết khóa luận. Lịch trình của anh vào thời điểm đó dày đặc và rất căng thẳng. Anh cũng gặp phải một số khó khăn trong việc quản lý thời gian, tuy nhiên có 3 điều anh đã làm mà anh nghĩ các bạn sinh viên cũng có thể áp dụng để giải quyết những khó khăn này:

  • Quản lý thời gian dựa trên độ ưu tiên của từng công việc: Công việc nào khẩn cấp hoặc sắp đến hạn nộp thì mình phải làm trước, sau đó mới phân chia các task còn lại theo thứ tự ưu tiên thấp hơn. Vào những ngày cuối cùng trước đêm Chung kết UVTN, mặc dù đi làm full-time, anh cũng phải dành thời gian thảo luận với các bạn trong team để hoàn thành bài thi, bởi việc thi UVTN quan trọng hơn vào thời điểm đó. 

  • Work hard – làm việc cật lực và chăm chỉ. Ví dụ như khi anh đã xác định làm 3 việc cùng một lúc (đi làm full-time, viết khóa luận và tham gia UVTN) thì không thể hoàn thành chúng một cách dễ dàng. Anh sẽ xác định từ đầu rằng mình sẽ làm việc cực kỳ nhiều. Sau khi có được mindset đó, anh phải bắt tay vào làm thật mới có thể hoàn thành hết công việc anh có lúc đấy.

  • Tận dụng sự giúp đỡ của bạn bè. Điều này khá quan trọng vì trong quá trình tham gia cuộc thi ở miền Bắc, anh phải nhờ các bạn cập nhật liên tục các công việc ở trường. Bạn bè đối với anh vô cùng cần thiết, nếu không có sự giúp đỡ đó thì anh không biết làm thế nào để có thể hoàn thành tất cả công việc một cách trọn vẹn. 

 

Từ kinh nghiệm của bản thân mình, theo anh các bạn sinh viên cần chuẩn bị gì về mặt kiến thức và kỹ năng chuyên môn trước khi tham gia các cuộc thi ạ?

Theo quan điểm của anh, hiện nay có rất nhiều cuộc thi sinh viên, tùy vào tính chất của từng cuộc thi mà kiến thức các bạn sinh viên cần chuẩn bị cũng khác nhau:

  • Ở một số cuộc thi, các bạn chỉ cần kiến thức nền tảng và sau đó có thể tự tìm hiểu tiếp

  • Còn với một số cuộc thi, các bạn phải có kiến thức chuyên môn khá sâu. Ví dụ như các cuộc thi về Supply Chain yêu cầu kiến thức về data, các stakeholders. Nếu thi về CFA, các bạn sẽ phải có kiến thức về Finance. Do vậy, tùy vào từng cuộc thi mà yêu cầu về độ rộng và độ sâu đối với kiến thức cũng sẽ khác nhau nữa. 

Tuy nhiên, anh nghĩ kiến thức nền tảng là thứ các bạn sinh viên luôn luôn phải có. Ví dụ thi Marketing bắt buộc phải biết 4P là gì, thi Supply Chain phải biết supplier, procurement hay logistics là gì. Điều này có nghĩa là, các bạn nên chuẩn bị cho mình kiến thức nền tảng vững chắc về business và kiến thức sâu hơn về function các bạn thi. 

 

Ngoài sự chuẩn bị về mặt kiến thức và kỹ năng chuyên môn, theo anh các bạn sinh viên có cần chuẩn bị gì về mặt thái độ không ạ?

Theo anh là có, thái độ mà các em nên chuẩn bị khi tham gia các cuộc thi sinh viên là khiêm tốn và cầu tiến. 

  • Khiêm tốn: Khi đi thi, các em phải xác định mình sẽ thi với rất nhiều người giỏi, nên cần khiêm tốn để biết vị trí mình ở đâu.

  • Cầu tiến: Khi cầu tiến và nhận ra có nhiều người giỏi hơn mình thì các em mới có thể học hỏi được nhiều. Còn nếu đi thi với trạng thái nghĩ rằng mình biết hết tất cả mọi thứ thì sẽ không học được gì, và anh chắc chắn cũng không thể network với bất cứ ai. Hãy thử tưởng tượng chiếc ly đựng nước là bộ não và nước là kiến thức của mình: nếu các em nghĩ ly nước đang đầy, tức là bộ não đã full thì sẽ không thể đổ thêm nước vào được nữa. Nếu các em nghĩ ly nước không đầy thì đổ bao nhiêu vào cũng được. Tương tự như vậy, khi tham gia một cuộc thi, các em phải luôn nghĩ rằng mình chưa biết rất nhiều thứ; với thái độ đó, mình sẽ không bị shock và học hỏi được nhiều điều. 

 

Là một ứng viên đã trải qua các vòng thi online và phải di chuyển một khoảng cách khá xa trong quá trình tham gia các cuộc thi, anh nhận thấy những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến phần thi của ứng viên ạ?

Nhìn chung, tham gia một cuộc thi với khoảng cách địa lý xa như vậy đã gây ra cho anh cũng như rất nhiều bạn ứng viên một vài vấn đề:

  • Khi teamwork, anh khó để chia sẻ quan điểm hơn. Vì bản chất là các bạn trong team họp offline, còn mình họp online trên mạng. Bởi anh biết mình khó khăn hơn trong việc chia sẻ ý kiến nên anh phải chắt chiu cơ hội hơn. Mình không nên nghĩ gì nói đó chỉ vì muốn có tiếng nói trong team. Thay vào đó, mình nên đưa ra những ý tưởng hiệu quả và cần thiết nhất, mang tính định hướng, giúp giải quyết vấn đề. Có một câu nói anh khá tâm đắc của Plato về vấn đề này: “Wise men talk because they have something to say; fools talk because they have to say something”. Nếu các em hiểu được ý nghĩa rất hay của câu nói này thì sẽ hiểu về vấn đề trên, và đây cũng là kim chỉ nam cho những lời nói của anh từ trước đến nay.

  • Di chuyển tốn thời gian hơn. Đây là điều không thể thay đổi và mình phải chấp nhận nó, đồng thời cố gắng quản lý thời gian để làm sao vẫn hoàn thành tốt công việc.

 

Trong vòng Chung kết của các cuộc thi sinh viên thường có phần giải quyết tình huống kinh doanh trong một thời gian rất ngắn (2-3 phút). Vậy anh làm thế nào để có một tư duy giải quyết vấn đề toàn diện trong một khoảng thời gian ngắn như vậy?

Anh nghĩ để có thể giải quyết business case trong một thời gian ngắn như vậy cần một quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm rất dài. Tuy vậy, để đưa ra 1 hướng đi thì anh nghĩ có 2 thứ các em có thể luyện tập từ bây giờ: 

  • Structured mindset. Khi nhìn vào 1 case, các em luôn phải tìm ra vấn đề và nguyên nhân cốt lõi của case đó. Tiếp theo, để giải quyết được thì cần có structured solution hoặc ít nhất là hướng giải quyết như thế nào. Em nên xây dựng một framework trong đầu, đừng chỉ thấy vấn đề bề nổi và chọn nó luôn mà phải đi một cách rất kỹ càng. 

  • Kiến thức về business. Đây là một phạm trù rất rộng, và phải tích lũy từ từ qua thời gian bằng cách tham gia nhiều cuộc thi, đọc nhiều sách báo về business. Dần dần, em sẽ bắt đầu hiểu và có business sense: bài toán này có hướng đi như thế nào, trong quá khứ đã có ai làm như vậy chưa và nó có thể liên quan đến những yếu tố nào của doanh nghiệp… 

 

Teamwork là một phần thi khá phổ biến trong các cuộc thi sinh viên. Các ứng viên đôi khi phải làm việc và phối hợp với những người đồng đội chưa quen biết nhau từ trước. Anh có thể chia sẻ về quá trình làm việc nhóm của anh tại vòng Chung kết UVTN nói riêng và các cuộc thi nói chung không ạ?

Ví dụ, ở vòng Chung kết UVTN, việc teamwork của team anh khá là khó khăn. Cả 3 người đều đi làm full-time và bọn anh chỉ có khoảng 2-3 ngày để giải case; ngoài ra mỗi người làm 1 function khác nhau nên góc nhìn rất diverse. Theo anh nghĩ, để teamwork tốt thì cần 2 điều:

  • Căn bản nhất, như anh đã nhắc đến ở trên: structured mindset và kiến thức về kinh doanh.

  • Tiếp theo là thái độ. Khi teamwork, mindset quan trọng nhất với anh là task ownership. Nghĩa là mình phải hiểu đây là task của mình, mình phải làm và quan trọng nhất nữa là tìm cách tốt nhất để thực hiện nó. Nếu có mindset như vậy, khi teamwork mọi người sẽ tôn trọng ý kiến của nhau hơn. Mình sẽ tìm ra những ý kiến đa chiều, đưa ra nhiều góc nhìn nhất để giải quyết task của mình tốt nhất. 

Khi mình có 2 thứ này rồi thì anh nghĩ việc teamwork sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. 

Ngoài ra, anh còn học hỏi được rất nhiều từ các bạn teammates của mình:

  • Leadership. Lúc đầu anh cũng nghĩ leadership của mình khá ổn. Tuy nhiên sau khi tiếp xúc với một bạn leader, anh nhận thấy bạn ấy rất năng nổ và thuộc dạng proactive leader nhưng không làm các bạn khác khó chịu, nhờ vậy anh học được một cách dẫn dắt team khá hay. 

  • Kiến thức cứng về chuyên ngành. Vì một team thường bao gồm các bạn thuộc những ngành khác nhau nên mình sẽ có được nhiều góc nhìn. 

  • Mindset về case study. Mỗi bạn đều có cách tiếp cận business case khá tốt và bổ sung được những thứ anh còn thiếu. 

Mỗi người đều có một con đường riêng, khi tập hợp lại với nhau thì sẽ biết được nhiều thứ hữu ích.

 

Trong phần thi cuối của đêm chung kết UVTN 2020: Dreaming High, nhiều bạn sinh viên cảm thấy thực sự được truyền cảm hứng với câu chuyện anh kể, đặc biệt là câu nói: “Khi người ta chơi, mình học. Khi người ta ngủ, mình học. Khi người ta quẩy, mình cũng học”. Anh có thể chia sẻ về thông điệp đằng sau câu nói trên được không ạ?

Như anh đã chia sẻ, mỗi người có một mục tiêu khác nhau. Mình nên kiên định với mục tiêu bản thân đã đề ra và làm việc chăm chỉ, tránh những tác động ngoại cảnh để đạt được mục tiêu đó.

Tuy nhiên, anh chia sẻ thêm là mình cũng cần nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian học tập và làm việc chăm chỉ, vì học không chơi đánh rơi tuổi trẻ. Giống như một câu nói anh rất thích: Work hard, play hard. Nhưng trước khi nghỉ ngơi, mình phải học, phải làm đủ những công việc đã đề ra trước rồi mới cho phép bản thân thoải mái được. 



HRC chân thành cảm ơn anh Ngô Hưng Thế Anh đã dành thời gian chia sẻ với HRC và với những bạn sinh viên đang có ý định tham gia các cuộc thi. Những chia sẻ của anh vô cùng thực tế, cụ thể và sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên rất nhiều trong việc lên kế hoạch trong tương lai ạ.  

 

Các bạn sinh viên có thể tìm hiểu sâu hơn về những giá trị mà các cuộc thi sinh viên mang lại cho tất cả mọi người: Cuộc thi sinh viên: Những bài học đáng giá không dành cho riêng ai – Làm thế nào để không bỏ lỡ những cơ hội này? 

Và chuẩn bị sớm cho các cuộc thi sinh viên ngay từ năm nhất, năm hai với bài viết: Cuộc thi sinh viên: Năm nhất, năm hai và 3 “tips” phá đảo các cuộc thi sinh viên

 

 

Tags: #cuocthisinhvien#quanquan#uvtn2020
ShareShareSend
Previous Post

“Dừng chân tại các cuộc thi sinh viên” – Liệu có phải dấu chấm hết.

Discussion about this post

Find a post

No Result
View All Result
  • Trending
  • Comments
  • Latest
[Management Trainee] Bỏ túi ngay các tip giải case hiệu quả

[Management Trainee] Bỏ túi ngay các tip giải case hiệu quả

October 10, 2020
Thực trạng và xu hướng phát triển của khối ngành Logistics tại Việt Nam

Thực trạng và xu hướng phát triển của khối ngành Logistics tại Việt Nam

October 6, 2020
Management Consulting

[Định vị #2] Management Consulting – Tư vấn quản trị

April 20, 2020
nielsen-case-competition

Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua vòng 1 Nielsen Case Competition từ TOP 15 NCC 2019, Cựu Analytics Trainee Nielsen

October 10, 2020
Các trường thông tin không thể thiếu của một chiếc CV bất kì ai cũng cần phải biết!

[CV] Như thế nào là một template CV chuẩn?

0
loai-bo-thoi-quen-tri-hoan

Làm sao để loại bỏ thói quen trì hoãn?

0

Người hướng nội khó có sự nghiệp thành công? Bạn đã nhầm!

0

[NEWS] 7 CV hacks nâng tầm chính bạn

0
Hành trình đến với cuộc thi sinh viên

[ĐỘC QUYỀN] HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN – CHIA SẺ TỪ QUÁN QUÂN ỨNG VIÊN TÀI NĂNG 2020

January 31, 2021
[Động lực] Đối với một người thành công, 100 trừ 1 có thực sự bằng 99?

“Dừng chân tại các cuộc thi sinh viên” – Liệu có phải dấu chấm hết.

December 30, 2020
[Phần 2]Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

[Phần 2]Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

February 6, 2021
Mách bạn: 3 phương pháp giải Case study mà ai cũng cần biết

Mách bạn: 3 phương pháp giải Case study mà ai cũng cần biết

December 30, 2020

HRC

HRC - Trang tìm việc và hướng nghiệp duy nhất cho sinh viên kinh tế

All Category

Kênh kĩ năng

  • Định hướng nghề nghiệp
  • Kĩ năng ứng tuyển
  • Phát triển bản thân
  • Management Trainee
  • Chia sẻ

Kênh tìm việc

  • Việc làm
  • Joblist
  • Công việc
No Result
View All Result
  • Định hướng nghề nghiệp
    • Khám phá bản thân
    • Khám phá ngành nghề
    • Thị trường tuyển dụng
  • Kĩ năng ứng tuyển
    • CV & Cover Letter
    • Interview
    • Tips ứng tuyển
  • Phát triển bản thân
    • Kĩ năng mềm
    • Kĩ năng sống
  • Management Trainee
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn HRC
    • Người thật việc thật
  • HRC News

© 2020 HRC Skills - Kênh thông tin Tuyển dụng và Kỹ năng uy tín cho sinh viên by HRC FTU.