Case study – một cụm từ không còn quá xa lạ đối với các bạn sinh viên. Từ những cuộc thi lớn như Management Trainee, cuộc thi sinh viên, phỏng vấn đến bài tập nhóm trên giảng đường,… chúng ta đều dễ dàng bắt gặp sự có mặt của case study.
Là một sinh viên, đặc biệt là những bạn đang có dự định tham gia MT, thử sức với các cuộc thi dù lớn dù bé thì không thể không trang bị cho mình kiến thức về giải case.
Trước khi bắt tay vào giải case, hiểu những điều cơ bản nhất về case study là bước đệm vững chắc cho bạn, đặc biệt là những người mới bắt đầu.
Case study là gì? Business case là gì?
Case study là sự nghiên cứu chi tiết về một vấn đề cụ thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh, xã hội, giáo dục,…
Trong lĩnh vực kinh tế, case study hay còn gọi là business case là một bản bảng phân tích một dự án, chiến dịch hoặc công ty từ đó làm rõ hoàn cảnh, đề xuất giải pháp, hành động cụ thể, xác định những yếu tố quyết định thành bại,…
Một business case chi tiết sẽ bao gồm đầy đủ các số liệu kinh doanh, tình hình cụ thể về các mặt của doanh nghiệp: tài chính, nhân sự, marketing, công nghệ,…
Giải được business case đòi hỏi rất nhiều” chất xám” không chỉ trong việc phân tích, giải quyết vấn đề, ra quyết định,… mà còn đòi hỏi bạn có nhiều kiến thức về kinh doanh. Vì vậy, business case thường xuyên xuất hiện trong các cuộc thi Management Trainee, các cuộc thi chuyên môn dành cho sinh viên,…

Các dạng business case thường gặp
Việc nhận biết và phân loại được từng business case sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng tiếp cận và có hướng đi đúng đắn trước khi bước vào giải case. Business Case được chia làm 2 loại chính:
Cấp chiến lược (business strategy)
Cấp vận hành (business operation)
Business Case truyền thống thường chỉ tập trung vào một trong hai loại: chiến lược kinh doanh (business strategy) hoặc hoạt động kinh doanh (business operation). Tuy nhiên, business case ngày càng phức tạp, đòi hỏi người giải phải bao phủ hết các yếu tố của cả hai loại này.
Business Strategy (Chiến lược kinh doanh)
Business Strategy (Chiến lược kinh doanh) là các hoạt động và quyết định của doanh nghiệp nhằm đạt được mục đích kinh doanh cụ thể: mở rộng phân khúc khách hàng, chiến lĩnh thị trường mới,… nhằm giữ vị trí cạnh tranh trong thị trường. Chiến lược kinh doanh là tầm nhìn của doanh nghiệp, định hướng phát triển của công ty trong dài hạn.
Case về business strategy thường là các vấn đề, bài toán kinh doanh đặt ra cho doanh nghiệp ở cấp chiến lược như thâm nhập thị trường mới, mở rộng quy mô công ty, ý tưởng mới, mua bán và sáp nhập,… Lời giải cho những bài toán, vấn đề này được xem là quan trọng và có ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp.
Các dạng Business Case Strategy
Entering a new market (Thâm nhập thị trường mới): Lên kế hoạch gia nhập vào một thị trường mới – có thể là một phân khúc khách hàng, khu vực địa lý hoặc một ngành hàng mới,…
Industry analysis (Phân tích ngành): Xem xét tiềm năng của ngành thông qua việc phân tích, đánh giá, từ đó xác định mức độ tăng trưởng, khả năng thoát ra của ngành.
Mergers and Acquisitions (Sáp nhập và Mua lại): Cân nhắc mua lại doanh nghiệp nhỏ hoặc sáp nhập với doanh nghiệp khác nhằm tăng thị phần, tăng tính cạnh tranh và đa dạng hóa sản phẩm.
Developing a new product (Phát triển sản phẩm mới): Nghiên cứu, lên ý tưởng, thực hiện và đánh giá tính khả quan của sản phẩm mới, từ đó ra quyết định thương mại hóa sản phẩm.
Pricing strategies (Chiến lược giá): Nói một cách đơn giản, chiến lược giá là kế hoạch xác định giá bán của sản phẩm nhằm mang lại lợi ích tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Growth strategies (Chiến lược tăng trưởng): Chiến lược sử dụng nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp nhằm tăng doanh số và lợi nhuận: tăng doánh số bán hàng, tăng trưởng ở một phân khúc thị trường,…
Starting a new business (Khởi sự kinh doanh / Khởi nghiệp): Kế hoạch để doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiếc lược gia nhập thị trường hoặc phát triển sản phẩm nhưng trong tiềm lực của một công ty khởi nghiệp.
Competitive Response ( Chiến lược chặn nước đi đối thủ): Phân tích đối thủ, dự đoán trước bước đi của đối thủ để hành động trước, phủ đầu đối thủ.
Ví dụ case study chiến lược kinh doanh: Xây dựng chiến lược ra mắt sản phẩm Electro-light
Bối cảnh: SuperSoda là một trong ba doanh nghiệp đồ uống lớn nhất tại Mỹ, sở hữu số lượng sản phẩm đáng kể về thức uống có carbon và non-carbon, 5 nhà máy sản xuất khắp nước Mỹ với kênh phân phối chủ yếu là bán lẻ.
Đặt vấn đề: Super Soda đang xem xét việc cho ra mắt sản phẩm mới: thức uống thể thao mang tên Electro-light. Thức uống thể thao nói chung thường bổ sung cả năng lượng (đường) và chất điện giải (muối). Tuy nhiên, Electro-light sẽ tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp chất điện giải và giảm bớt lượng đường so với hầu hết các sản phẩm thức uống thể thao khác, bắt kịp xu hướng về sản phẩm ít đường.
Yêu cầu: Giúp công ty này phân tích những yếu tố chính xung quanh việc cho ra mắt Electro-light và tiềm lực bên trong của công ty ủng hộ sản phẩm này.
Để giải được business case này, bạn phải trả lời được những câu hỏi về các yếu tố chính quyết định đến việc cho ra mắt sản phẩm Electro-light :
Khách hàng: Ai là người sử dụng thức uống thể thao? Có phân khúc thị trường cụ thể nào cho sản phẩm này không?
Chi phí/Giá cả: Thị trường về thức uống thể thao có mang lại lợi nhuận cao hơn các thị trường sản phẩm thức uống khác của Super Soda không?Chi phí cố định của sản phẩm này là bao nhiêu? Điểm hòa vốn của Electro-light?
Đối thủ cạnh tranh: Electro-light sẽ cạnh tranh trực tiếp với ai? Đối thủ chính là ai và họ sẽ phản ứng ra sao?
Tiềm lực/khả năng: Sản phẩm có cần dây chuyền sản xuất, bao bì, kênh phân phối khác? Có thể tận dụng dây chuyền, kênh phân phối… sẵn có của công ty cho sản phẩm này không?
Kênh: Kênh bán lẻ nào sẵn sàng phân phối sản phẩm này của Super Soda?
Tham khảo cách giải business case chi tiết tại đây.

Business Operation (Hoạt động kinh doanh)
Business Operation (hoạt động kinh doanh) là những hoạt động cơ bản, thường trực của doanh nghiệp nhằm tăng giá trị công ty và thu lợi nhuận trong ngắn hạn. Những hoạt động này được tối ưu hóa nhằm tạo ra nguồn doanh thu dồi dào, chi trả cho các chi phí của doanh nghiệp, đồng thời mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu.
Hoạt động kinh doanh thay đổi theo sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà quản trị cần lên kế hoạch để đối phó với những thay đổi, tránh trục trặc xảy ra trong hệ thống.
Các dạng Business Case Operation
Increasing sales (Tăng doanh số bán hàng): Phân tích, tìm cách tối ưu hóa phấn phối sản phẩm, mở rộng thị trường, kết hợp với các hoạt động Marketing,… nhằm tăng doanh số sản phẩm/dịch vụ được bán ra.
Reducing costs (Giảm thiểu chi phí): Tối ưu hóa chi phí vận hàng, phân phối, phát triển sản phẩm,… nhằm cắt giảm những chi phí không đáng có, tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Improving the bottom line (Cái thiện kết quả kinh doanh sau thuế): Chiến lược cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua việc tăng doanh số và cắt giảm chi phí.
Turnarounds (Cải tổ doanh nghiệp / Tái cấu trúc doanh nghiệp): Phục hồi lại những doanh nghiệp đang sắp phá sản thông qua việc phân tích chi phí hoạt động, đánh giá hiệu quả quản lý, phân tích nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp. Từ đó, lên kế hoạch tái cấu trúc, chiến lược dài hạn nhằm vực dậy công ty.
Ví dụ case study hoạt động kinh doanh: Lên kế hoạch tăng trưởng kinh doanh
Đặt vấn đề: BBB Electronics muốn tăng kết quả kinh doanh để họ có thể khẳng định mình là nhà phân phối dây bóng đèn lightning K6. Làm sao họ có thể đạt được mục tiêu này?
Để giải case này, bạn có thể dùng cách tiếp cận sau:
Bước 1: Trước khi lên kế hoạch tăng kết quả kinh doanh, chúng ta cần hiểu về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình 3C: Customer (Khách hàng), Company (doanh nghiệp), Competitor (Đối thủ cạnh tranh) thường được các doanh nghiệp áp dụng trong trường hợp này. Bạn nên trả lời những câu hỏi:
Thị trường gần đây chuyển động ra sao? Đối thủ của chúng ta đã làm gì trong hoạt động marketing và phát triển sản phẩm? (Competitor)
Khách hàng muốn gì ở chúng ta? (Customer)
Giá cả của chúng ta có cạnh tranh? (Company)
Bước 2: Sau khi đã có những cái nhìn nhất định về tình hình doanh nghiệp, thị trường, chúng ta có thể lựa chọn phương pháp tăng kết quả kinh doanh phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp.
Có 4 cách dễ nhất để tăng kết quả kinh doanh:
Tăng doanh số bán hàng (tăng số lượng người mua, các kênh phân phối, tăng cường hoạt động marketing,…)
Tăng giá trị trên mỗi lượt bán (khiến mỗi người mua mua nhiều hơn)
Tăng giá
Tạo cân bằng theo mùa (tăng doanh số bán mỗi quý – nếu bạn là một nhà trẻ: bán hoa mùa xuân, thảo mộc mùa hè, bí ngô mùa thu, vòng hoa vào mùa đông)

Giải business case, người mới nên bắt đầu thế nào?
Đọc sách nền tảng: Để bắt đầu giải business case, bạn cần hiểu cách vận hành của nền kinh tế nói chung.
Không khó để bạn có thể tìm các một danh sách các đầu sách nên đọc về business case. Tuy nhiên, HRC sẽ giới thiệu cho các bạn một số tài nguyên giải case hữu ích sau đây: Tài nguyên giải case hữu ích nhất với tính ứng dụng cao
Tạo thói quen đọc tin hằng ngày: Cập nhật tin tức thị trường, chuyển động của các doanh nghiệp là điều mà tất cả các bạn sinh viên nên làm.
Bạn có thể theo dõi bản tin dành cho sinh viên trên fanpage của HRC mỗi thứ 2 hàng tuần để cập nhật những thông tin kinh tế mới nhất.
Tìm cho mình một đồng đội: “Nếu muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Các bạn hãy tìm kiếm cho mình ít nhất một người đồng đội để có thể cùng nhau thực hành và luyện tập. Thậm chí, sau đó các bạn có thể cùng nhau tham gia các cuộc thi về giải case hoặc các cuộc thi thuộc nhiều lĩnh vực khác.
Bạn có thể tham khảo các bài business case mẫu tại đây
Trên đây là những điều cơ bản về case study mà một người mới bắt đầu nên biết. HRC hi vọng đã giúp bạn phần nào có cái nhìn tổng quan về business case, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho quá trình thực hành giải case sau này của các bạn.
Giải case là một quá trình đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị và thực hành, thời gian và công sức. Vì vậy, bạn đừng quá vội vàng và lo lắng. Hãy trau dồi và luyện tập từ hôm nay để có sự chuẩn bị tốt nhất về sau.
HRC chúc bạn thành công!
Discussion about this post