• Việc làm
  • Công ty
  • Kỹ năng
  • Về HRC
Ứng Viên Tài Năng
HRC Library
Đóng góp ý kiến
  • Định hướng nghề nghiệp
    • All
    • Finance
    • HR
    • Logistics
    • Management Consultant
    • Marketing
    • Sales
    Thực trạng và xu hướng phát triển của khối ngành Logistics tại Việt Nam

    Thực trạng và xu hướng phát triển của khối ngành Logistics tại Việt Nam

    Management Consulting

    [Định vị #2] Management Consulting – Tư vấn quản trị

    logistics

    [Định vị #3] Logistics – XNK

    dinh-vi-1-marketing

    [Định vị #1] Marketing

    [Nhật kí tìm việc] Về ngành HR, bạn có đang thực sự nghĩ đúng ?

    [Nhật kí tìm việc] Về ngành HR, bạn có đang thực sự nghĩ đúng ?

    [Nhật kí tìm việc] Điều cần biết khi theo đuổi HR tại Việt Nam

    [Nhật kí tìm việc] Điều cần biết khi theo đuổi HR tại Việt Nam

    • Khám phá bản thân
    • Khám phá ngành nghề
    • Thị trường tuyển dụng
  • Kĩ năng ứng tuyển
    • All
    • CV & Cover Letter
    • Interview
    • Tips ứng tuyển
    CÁCH VIẾT CV “ĂN ĐIỂM” TẠI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN

    CÁCH VIẾT CV “ĂN ĐIỂM” TẠI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN

    cv-phong-van-top-9-bai-viet-giup-ban-ung-tuyen-thanh-cong

    [ CV và phỏng vấn ] TOP 9 bài viết giúp bạn ứng tuyển thành công

    thực tập

    Chinh phục thực tập: Công thức để trở thành một ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng

    Chinh phục thực tập: Bí kíp để nhanh chóng thích nghi với môi trường mới

    Chinh phục thực tập: Bí kíp để nhanh chóng thích nghi với môi trường mới

    Chinh phục thực tập: Bí kíp chuẩn bị phỏng vấn “tán đổ” nhà tuyển dụng

    Chinh phục thực tập: Bí kíp chuẩn bị phỏng vấn “tán đổ” nhà tuyển dụng

    cv-khong-kinh-nghiem

    [Find your fit] Sinh Viên Nên Ghi Gì Vào CV Khi Không Có Kinh Nghiệm

    • CV & Cover Letter
    • Interview
    • Tips ứng tuyển
  • Phát triển bản thân
    • All
    • Kĩ năng mềm
    • Kĩ năng sống
    [Động lực] Đối với một người thành công, 100 trừ 1 có thực sự bằng 99?

    “Dừng chân tại các cuộc thi sinh viên” – Liệu có phải dấu chấm hết.

    [Phần 2]Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    [Phần 2]Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    CÁCH VIẾT CV “ĂN ĐIỂM” TẠI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN

    CÁCH VIẾT CV “ĂN ĐIỂM” TẠI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN

    [Cuộc thi sinh viên] – Năm nhất, năm hai và 3 “tips” phá đảo các cuộc thi sinh viên

    [Cuộc thi sinh viên] – Năm nhất, năm hai và 3 “tips” phá đảo các cuộc thi sinh viên

    [Phần 1] Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    [Phần 1] Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    giá trị cuộc thi sinh viên mang lại

    [Cuộc thi sinh viên] Những bài học đáng giá không dành cho riêng ai – Làm thế nào để không bỏ lỡ những cơ hội này?

    • Kĩ năng mềm
    • Kĩ năng sống
  • Management Trainee
    • All
    • Assessment Center
    • Case Study
    • Câu chuyện MT
    • Initial Interview
    • Management Trainee Test
    Mách bạn: 3 phương pháp giải Case study mà ai cũng cần biết

    Mách bạn: 3 phương pháp giải Case study mà ai cũng cần biết

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    nielsen-case-competition

    Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua vòng 1 Nielsen Case Competition từ TOP 15 NCC 2019, Cựu Analytics Trainee Nielsen

    phuong-phap-giai-case

    [Case Study Approach] 3 phương pháp giải Business Case phổ biến

    case-study-la-gi-cach-giai-case-cho-nguoi-moi-bat-dau

    Case Study là gì? Những điều cần biết cho người mới bắt đầu

    Management Trainee

    Management Trainee – Đỗ, Trượt, Và Sau Đó

  • Chia sẻ
    • All
    • Company Orientations
    • Góc nhìn HRC
    • Người thật việc thật
    Hành trình đến với cuộc thi sinh viên

    [ĐỘC QUYỀN] HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN – CHIA SẺ TỪ QUÁN QUÂN ỨNG VIÊN TÀI NĂNG 2020

    ecommerce

    E-commerce, lối đi nào cho người trẻ? – Chia sẻ đến từ CPO Interprid

    [Freshers’ Day | Job Review] Khám phá công việc của một Business Analyst

    [Freshers’ Day | Job Review] Khám phá công việc của một Business Analyst

    [Freshers’ Day | Job Review] Công việc thực tế của một Product Owner là gì?

    [Freshers’ Day | Job Review] Công việc thực tế của một Product Owner là gì?

    [Freshers’ Day | Job Review] Công việc thực tế Business Development ngành E-commerce

    [Freshers’ Day | Job Review] Công việc thực tế Business Development ngành E-commerce

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    • Góc nhìn HRC
    • Người thật việc thật
  • HRC News
No Result
View All Result
  • Định hướng nghề nghiệp
    • All
    • Finance
    • HR
    • Logistics
    • Management Consultant
    • Marketing
    • Sales
    Thực trạng và xu hướng phát triển của khối ngành Logistics tại Việt Nam

    Thực trạng và xu hướng phát triển của khối ngành Logistics tại Việt Nam

    Management Consulting

    [Định vị #2] Management Consulting – Tư vấn quản trị

    logistics

    [Định vị #3] Logistics – XNK

    dinh-vi-1-marketing

    [Định vị #1] Marketing

    [Nhật kí tìm việc] Về ngành HR, bạn có đang thực sự nghĩ đúng ?

    [Nhật kí tìm việc] Về ngành HR, bạn có đang thực sự nghĩ đúng ?

    [Nhật kí tìm việc] Điều cần biết khi theo đuổi HR tại Việt Nam

    [Nhật kí tìm việc] Điều cần biết khi theo đuổi HR tại Việt Nam

    • Khám phá bản thân
    • Khám phá ngành nghề
    • Thị trường tuyển dụng
  • Kĩ năng ứng tuyển
    • All
    • CV & Cover Letter
    • Interview
    • Tips ứng tuyển
    CÁCH VIẾT CV “ĂN ĐIỂM” TẠI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN

    CÁCH VIẾT CV “ĂN ĐIỂM” TẠI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN

    cv-phong-van-top-9-bai-viet-giup-ban-ung-tuyen-thanh-cong

    [ CV và phỏng vấn ] TOP 9 bài viết giúp bạn ứng tuyển thành công

    thực tập

    Chinh phục thực tập: Công thức để trở thành một ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng

    Chinh phục thực tập: Bí kíp để nhanh chóng thích nghi với môi trường mới

    Chinh phục thực tập: Bí kíp để nhanh chóng thích nghi với môi trường mới

    Chinh phục thực tập: Bí kíp chuẩn bị phỏng vấn “tán đổ” nhà tuyển dụng

    Chinh phục thực tập: Bí kíp chuẩn bị phỏng vấn “tán đổ” nhà tuyển dụng

    cv-khong-kinh-nghiem

    [Find your fit] Sinh Viên Nên Ghi Gì Vào CV Khi Không Có Kinh Nghiệm

    • CV & Cover Letter
    • Interview
    • Tips ứng tuyển
  • Phát triển bản thân
    • All
    • Kĩ năng mềm
    • Kĩ năng sống
    [Động lực] Đối với một người thành công, 100 trừ 1 có thực sự bằng 99?

    “Dừng chân tại các cuộc thi sinh viên” – Liệu có phải dấu chấm hết.

    [Phần 2]Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    [Phần 2]Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    CÁCH VIẾT CV “ĂN ĐIỂM” TẠI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN

    CÁCH VIẾT CV “ĂN ĐIỂM” TẠI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN

    [Cuộc thi sinh viên] – Năm nhất, năm hai và 3 “tips” phá đảo các cuộc thi sinh viên

    [Cuộc thi sinh viên] – Năm nhất, năm hai và 3 “tips” phá đảo các cuộc thi sinh viên

    [Phần 1] Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    [Phần 1] Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

    giá trị cuộc thi sinh viên mang lại

    [Cuộc thi sinh viên] Những bài học đáng giá không dành cho riêng ai – Làm thế nào để không bỏ lỡ những cơ hội này?

    • Kĩ năng mềm
    • Kĩ năng sống
  • Management Trainee
    • All
    • Assessment Center
    • Case Study
    • Câu chuyện MT
    • Initial Interview
    • Management Trainee Test
    Mách bạn: 3 phương pháp giải Case study mà ai cũng cần biết

    Mách bạn: 3 phương pháp giải Case study mà ai cũng cần biết

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    nielsen-case-competition

    Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua vòng 1 Nielsen Case Competition từ TOP 15 NCC 2019, Cựu Analytics Trainee Nielsen

    phuong-phap-giai-case

    [Case Study Approach] 3 phương pháp giải Business Case phổ biến

    case-study-la-gi-cach-giai-case-cho-nguoi-moi-bat-dau

    Case Study là gì? Những điều cần biết cho người mới bắt đầu

    Management Trainee

    Management Trainee – Đỗ, Trượt, Và Sau Đó

  • Chia sẻ
    • All
    • Company Orientations
    • Góc nhìn HRC
    • Người thật việc thật
    Hành trình đến với cuộc thi sinh viên

    [ĐỘC QUYỀN] HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN – CHIA SẺ TỪ QUÁN QUÂN ỨNG VIÊN TÀI NĂNG 2020

    ecommerce

    E-commerce, lối đi nào cho người trẻ? – Chia sẻ đến từ CPO Interprid

    [Freshers’ Day | Job Review] Khám phá công việc của một Business Analyst

    [Freshers’ Day | Job Review] Khám phá công việc của một Business Analyst

    [Freshers’ Day | Job Review] Công việc thực tế của một Product Owner là gì?

    [Freshers’ Day | Job Review] Công việc thực tế của một Product Owner là gì?

    [Freshers’ Day | Job Review] Công việc thực tế Business Development ngành E-commerce

    [Freshers’ Day | Job Review] Công việc thực tế Business Development ngành E-commerce

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    Phỏng vấn Management Trainee SPVB: The Journey to Supply Chain

    • Góc nhìn HRC
    • Người thật việc thật
  • HRC News
No Result
View All Result
HRC
No Result
View All Result
Home Định hướng nghề nghiệp

Tư duy 6 chiếc mũ – Công thức hoàn hảo cho kì thực tập trong mơ

HRC by HRC
March 13, 2020
in Định hướng nghề nghiệp, Thị trường tuyển dụng
15 min read
0
Tư duy 6 chiếc mũ – Công thức hoàn hảo cho kì thực tập trong mơ
Share on LinkedinShare on Facebook

TRẢI NGHIỆM KÌ THỰC TẬP KHÔNG NHƯ MƠ?

Việc sinh viên đi thực tập để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, tại môi trường doanh nghiệp có phần mới mẻ, sinh viên vẫn còn bỡ ngỡ và phải đối mặt với nhiều khó khăn. Một trong những vấn đề mà các bạn sinh viên phải thường xuyên đối mặt chính là bất đồng quan điểm.

Nếu như mâu thuẫn với gia đình, bạn bè sẽ được hòa giải theo thời gian, nhưng trong môi trường doanh nghiệp thì khác. Các mâu thuẫn phát sinh là lẽ tự nhiên, vì mỗi cá nhân đều có cách nhìn nhận vấn đề và thế giới quan riêng biệt. Tuy nhiên, bất đồng quan điểm trong quá trình làm việc với đồng nghiệp, thậm chí với các quản lý cấp cao sẽ dẫn theo hệ lụy là các cuộc tranh cãi kéo dài, ảnh hưởng xấu đến tiến độ công việc và các mối quan hệ.

Vậy chúng ta nên làm thế nào để giải quyết các mâu thuẫn, thống nhất các quan điểm khác nhau trong quá trình làm việc? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một phương pháp định hướng suy nghĩ ưu việt, đó là “Tư duy 6 chiếc mũ” (6 thinking hats).

6 CHIẾC MŨ – MÔ HÌNH ĐỊNH HƯỚNG TƯ DUY ƯU VIỆT

Đây là một kĩ thuật tư duy mạnh mẽ, độc đáo với mục đích định hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề dưới cùng một góc nhìn. Nói cách khác, đây là chiều hướng tư duy chuẩn mực, hay còn được gọi là “suy nghĩ định hướng” (lateral thinking).

Mô hình tư duy này phát triển từ năm 1985 nhờ Edward de Bono – Tiến sĩ Tâm lý học tại đại học Harvard và trở thành hệ thống tư duy quy chuẩn. Tư duy 6 chiếc mũ (gọi tắt là 6C) được áp dụng rộng rãi, trong đó có Tòa án Liên Bang Mỹ và các tổ chức lớn như IBM, Federal Express, British Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont,… 6C đã giúp họ tiết kiệm đến 75% thời gian cho các cuộc thảo luận.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ “ĐỘI MŨ” CHUẨN?

Bono đã dùng 6 chiếc mũ với 6 màu, đại diện cho 6 dạng thức của suy nghĩ. Để sử dụng phương pháp tư duy này, bạn có thể lần lượt đội những chiếc mũ theo thứ tự sau:

1. Mũ Trắng: The Facts

Màu trắng đại diện cho các thông tin thuần túy. Khi đang đội chiếc mũ trắng, bạn hãy suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết. Phương pháp này giúp bạn đánh giá vấn đề một cách khách quan nhất.

Giả sử bạn và đồng nghiệp cùng làm báo cáo để phát triển sản phẩm bánh mì đen cho công ty. Cuộc thảo luận thông thường sẽ diễn ra như sau:

– Đồng nghiệp A: năm nay lượng tiêu thụ bánh mì đen tăng 25%. Điều này thể hiện mọi người đang có xu hướng ăn kiêng, vì bánh mì đen có ít calories hơn bánh mì thường.

– Đồng nghiệp B : lượng tiêu thụ tăng là do chất lượng bánh được cải thiện, vì chúng ta đã thay đổi công thức.

Đến đây, A và B sẽ tranh cãi về chiều hướng phát triển sản phẩm, và dĩ nhiên không ai chịu thua. Để tránh tình trạng này, bạn hãy tỉnh táo chỉ ra những thông tin chân thực

– Xin lỗi, nhưng thực chất vấn đề ở đây chỉ là lượng tiêu thụ bánh tăng 25%, bánh có hàm lượng calories thấp và chúng ta đã thay đổi công thức. Các ý kiến còn lại chỉ là nhận định cá nhân của bạn.

Như vậy, chiếc mũ trắng đã giúp bạn tránh những lầm tưởng, ngụy biện mang tính chủ quan và tìm về bản chất của sự việc.

2. Mũ Xanh Lá Cây: Creative

Màu sắc làm ta liên tưởng đến sự sinh sôi của thực vật. Chiếc mũ xanh lá cây đại diện cho hình thức tư duy sáng tạo. Trong quá trình sử dụng, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng mới.

Hãy mạnh dạn đề xuất những ý tưởng của mình. Sau khi bạn đã nhìn nhận thấu đáo hơn về bản chất của sự việc nhờ chiếc mũ trắng, đây là thời điểm vàng để não bộ xử lý thông tin và nảy ra những giải pháp mang tính đột phá cao. Lối tư duy cởi mở, tự do sẽ giúp bạn nhanh chóng đưa ra những giải pháp sáng tạo.

3. Mũ vàng: Positive Points

Mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan và lợi ích. Khi đội mũ vàng, bạn sẽ suy nghĩ về các giá trị tích cực của vấn đề. Nhiều người cho rằng điều này là thừa, vì các lợi ích luôn sẵn có và ai cũng nhận ra ngay được. Nhưng chiếc mũ vàng không chỉ đơn thuần là nêu ra lợi ích, nó là quá trình đi tìm kiếm những giá trị mà suy nghĩ thông thường không thể nhận ra.

Các nhà kinh doanh là những người sử dụng chiếc mũ vàng rất hiệu quả, họ có khả năng nhận ra lợi ích mà người bình thường không thể đoán được. Ví dụ về tờ giấy nhớ – một vật dụng không thể thiếu trong học tập và làm việc, đã từng bị coi là đồ bỏ. Tiến sĩ Spencer Silver đã phát minh ra loại keo dễ dính, song đã bị nhiều nhà sản xuất từ chối vì lý do “thiếu tính ứng dụng”. Mãi đến khi người đồng nghiệp của ông – Art Fry – nhận ra giá trị của chất liệu này, công thức keo dễ dính đã trở thành một phát minh lớn của thế kỉ XX và được sử dụng cho đến ngày nay.

Chiếc mũ vàng là phương pháp để khám phá mặt tốt của sản phẩm, phác thảo ra những giá trị và lợi ích tiềm năng. Đây là kỹ năng tư duy quan trọng giúp bạn khai thác tối đa các phát kiến mới.

4. Mũ đen: Negative Points

Đây là chiếc mũ quan trọng nhất của 6C. Nó đại diện cho sự cẩn trọng, nhận thức của cá nhân về những điều nên và không nên làm. Nói cách khác, chức năng lớn nhất khi đội mũ đen là đánh giá rủi ro của vấn đề.

Nghe qua thì mũ đen có vẻ khá giống với hình thức tư duy phản biện đã được áp dụng từ thời Socrates. Tuy nhiên, mục đích mà hai phương pháp này hướng đến hoàn toàn khác nhau. Trong tranh biện, ta thường có xu hướng gạt bỏ hoàn toàn hệ thống giá trị tư duy của người khác; còn mũ đen thì chỉ ra những điểm còn thiếu sót.

Một ví dụ dễ hiểu về hai hình thức tư duy trên: trong buổi thảo luận thông thường, ai cũng mong muốn được đóng góp. Nếu có một ý kiến mới mà mức độ hợp lý của nó là 90%, người theo tư duy phản biện sẽ tập trung vào 10% còn lại và sử dụng nó để gạt bỏ hoàn toàn ý kiến trên. Các ý kiến khác tiếp tục đưa ra, và cuộc thảo luận gần như không có hồi kết. Còn khi đội mũ đen, ta chỉ tập trung vào 10% với mục đích xác định rủi ro và hợp lý hóa nó.

Phương pháp này tránh việc quá sa đà vào tranh luận, giúp ta nhanh chóng xác định lỗi trong quá trình tư duy và tập trung khắc phục nó. Nhờ “ đội mũ đen” mà chúng ta có thể đưa ra những ý kiến mang tính xây dựng hơn so với tư duy phản biện thông thường.

5. Mũ Đỏ: The Feelings

Sử dụng chiếc mũ đỏ – màu của ngọn lửa, con tim, dòng máu nóng – chính là cơ hội để bạn bộc lộ cảm xúc. Trong các cuộc họp thông thường, mọi người cho rằng không nên để tình cảm cá nhân xen vào những quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, chính những tình cảm đó vẫn luôn ngầm biểu lộ dưới lớp vỏ bọc là các lập luận logic. Đây chính là công cụ độc nhất để bạn bộc lộ tình cảm và trực giác của mình trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Giả sử sau quá trình thảo luận, các bạn đã đưa ra được một vài giải pháp cho vấn đề. Điều cần làm lúc này là thăm dò ý kiến các thành viên để đo lường mức độ đồng thuận. Hãy chủ động đưa ra nhận định cá nhân như:

– Tôi nghĩ đây là một dự án nhiều tiềm năng/còn khá rủi ro

– Tôi cho rằng đây chưa phải thời điểm thích hợp để đàm phán

– Tôi cảm giác chúng ta đang bị buộc đưa ra những thỏa thuận mà chúng ta không muốn

– Trực giác của tôi mách bảo rằng nhà đầu tư này không đáng tin,..v..v..

Như vậy, chiếc mũ giúp bạn thể hiện ra ”Đây là những gì tôi nghĩ” và hiểu được những điều người khác nghĩ. Nó làm cảm xúc cá nhân hiện hữu, là một phần quan trọng trong quá trình thống nhất quan điểm.

6. Mũ Xanh dương: Process

Chiếc mũ xanh dương đại diện cho hình ảnh bầu trời, thể hiện sư công tâm, vô tư và khả năng bao quát toàn bộ. Mũ xanh có chức năng giống như nhạc trưởng, nó tiến hành tổ chức sắp xếp và phát triển các mũ còn lại. Nói cách khác, mũ xanh dương sẽ kiểm soát tiến trình tư duy.

Đây là chiếc mũ sẽ đặt ra chiến lược tư duy, đảm bảo các nguyên tắc hoạt động của những chiếc mũ khác trong quá trình thảo luận, đưa ra kết luận chung lúc kết thúc thảo luận. Khi sử dụng chiếc mũ này, bạn cần nắm bắt rõ tiến trình của cuộc họp cũng như nguyên tắc hoạt động của loại mũ khác để đưa ra sự điều chỉnh cần thiết. Người chủ trì cuộc họp sẽ thường sử dụng loại mũ này, bạn cũng có thể sử dụng để điều hướng tiến trình tư duy nếu thấy cuộc thảo luận đang thiếu trọng tâm.

Giả sử trong cuộc họp có hai luồng ý kiến:

A: Tôi nghĩ việc tăng sản lượng bán gạo lức tăng là do mọi người nhận thức nghiêm túc về sức khỏe

B: Tôi nghĩ chỉ là do giá thành của nó rẻ hơn.

Những lúc như thế này, vai trò của người đội mũ xanh là hỏi xem liệu có thông tin mũ trắng nào giải quyết được vấn đề này.

Lời Kết

Tóm lại, phương pháp tư duy “Sáu chiếc mũ” cho phép chúng ta đơn giản hóa lối tư duy, mọi người chỉ xem xét một khía cạnh tại một thời điểm, nhờ đó đưa tư duy của mọi người được đồng nhất. Đây là một phương pháp đơn giản mà đem lại hiệu quả to lớn: tìm cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất trong một thời gian ngắn, không ảnh hưởng đến cái tôi của mỗi người. Cuộc thảo luận về một nghĩa nào đó biến thành một trò chơi chuyển đổi cách tư duy, nơi những chiếc mũ đóng vai trò định hướng cho người chơi trong suốt cuộc chơi này.

Những tổ chức hàng đầu thế giới như NASA, IBM, DUPONT, NTT (Nhật Bản), Shell, BP, Statoil (Na Uy), Marzotto (Ý) và tập đoàn chuyển phát liên bang cùng nhiều tập đoàn tên tuổi khác đều áp dụng phương thức tư duy 6C. Phương pháp này đã mang đến sự tăng vọt năng suất lao động đến hơn 400% và tiết kiệm đến 75% thời gian. Vậy bạn còn ngại ngần gì mà không thử áp dụng 6C ngay từ hôm nay?

Chúc bạn có một kỳ thực tập thành công!

 

ShareShareSend
Previous Post

Management Trainee – Đích đến đáng mơ ước của hàng ngàn sinh viên

Next Post

“Phỏng vấn ngược” – Con dao hai lưỡi dành cho ứng viên!

Next Post
Cẩm nang “bán thân chuyên nghiệp” với hồ sơ LinkedIn (Tập 1)

Cẩm nang "bán thân chuyên nghiệp" với hồ sơ LinkedIn (Tập 1)

ung-dung-tim-viec-hieu-qua

Các ứng dụng hiệu quả trong quá trình tìm việc

Phân biệt CV và Portfolio

4 Bước Biến Hóa Giúp Social Resume Của Bạn Từ Vịt Con Xấu Xí Hóa Thiên Nga

Discussion about this post

Find a post

No Result
View All Result
  • Trending
  • Comments
  • Latest
[Management Trainee] Bỏ túi ngay các tip giải case hiệu quả

[Management Trainee] Bỏ túi ngay các tip giải case hiệu quả

October 10, 2020
Thực trạng và xu hướng phát triển của khối ngành Logistics tại Việt Nam

Thực trạng và xu hướng phát triển của khối ngành Logistics tại Việt Nam

October 6, 2020
Management Consulting

[Định vị #2] Management Consulting – Tư vấn quản trị

April 20, 2020
nielsen-case-competition

Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua vòng 1 Nielsen Case Competition từ TOP 15 NCC 2019, Cựu Analytics Trainee Nielsen

October 10, 2020
Các trường thông tin không thể thiếu của một chiếc CV bất kì ai cũng cần phải biết!

[CV] Như thế nào là một template CV chuẩn?

0
loai-bo-thoi-quen-tri-hoan

Làm sao để loại bỏ thói quen trì hoãn?

0

Người hướng nội khó có sự nghiệp thành công? Bạn đã nhầm!

0

[NEWS] 7 CV hacks nâng tầm chính bạn

0
Hành trình đến với cuộc thi sinh viên

[ĐỘC QUYỀN] HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CÁC CUỘC THI SINH VIÊN – CHIA SẺ TỪ QUÁN QUÂN ỨNG VIÊN TÀI NĂNG 2020

January 18, 2021
[Động lực] Đối với một người thành công, 100 trừ 1 có thực sự bằng 99?

“Dừng chân tại các cuộc thi sinh viên” – Liệu có phải dấu chấm hết.

December 30, 2020
[Phần 2]Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

[Phần 2]Top 15 cuộc thi sinh viên kinh tế không thể bỏ lỡ

December 30, 2020
Mách bạn: 3 phương pháp giải Case study mà ai cũng cần biết

Mách bạn: 3 phương pháp giải Case study mà ai cũng cần biết

December 30, 2020

HRC

HRC - Trang tìm việc và hướng nghiệp duy nhất cho sinh viên kinh tế

All Category

Kênh kĩ năng

  • Định hướng nghề nghiệp
  • Kĩ năng ứng tuyển
  • Phát triển bản thân
  • Management Trainee
  • Chia sẻ

Kênh tìm việc

  • Việc làm
  • Joblist
  • Công việc
No Result
View All Result
  • Định hướng nghề nghiệp
    • Khám phá bản thân
    • Khám phá ngành nghề
    • Thị trường tuyển dụng
  • Kĩ năng ứng tuyển
    • CV & Cover Letter
    • Interview
    • Tips ứng tuyển
  • Phát triển bản thân
    • Kĩ năng mềm
    • Kĩ năng sống
  • Management Trainee
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn HRC
    • Người thật việc thật
  • HRC News

© 2020 HRC Skills - Kênh thông tin Tuyển dụng và Kỹ năng uy tín cho sinh viên by HRC FTU.