Ba bước hiệu quả tạo giá trị cho bản cover letter của bạn
Email cover letter – ấn tượng đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng
Checklist nhanh gọn tự chấm điểm cho cover letter của bạn
Nếu bạn đang gửi CV của mình bằng email (một điều mà hiện nay đa số nhà tuyển dụng yêu cầu), email của bạn, hay chính là một dạng cover letter, sẽ trở thành ấn tượng đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng. Sau đây là 8 tips giúp bạn viết một cover letter dạng email tốt hơn.
Như một câu nói quen thuộc, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo ra ấn tượng đầu tiên trong mắt ai đó. Nếu bạn đang gửi CV ứng tuyển qua kênh email, thì ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng có được sẽ là từ email của bạn.
Đừng chỉ viết một cái email nhạt nhẽo mang tính thông báo: “Dear anh/chị, em gửi CV ứng tuyển cho vị trí ABC XYZ”, bởi dù có thể bạn không nhận ra, nhưng lúc này email gửi CV của bạn chính là một dạng cover letter, là cơ hội đáng quý để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy khả năng và sự phù hợp của bạn với công việc. Hãy copy và paste cover letter của mình vào nội dung email.
Bên cạnh những điều cơ bản cần nhớ khi viết cover letter, có một số điều khác bạn phải lưu ý khi viết email-cover-letter:
Sử dụng định dạng tiêu chuẩn
Viết cover letter của bạn ở phần thân email và đừng quên thêm lời chào (sử dụng tên nhà tuyển dụng nếu bạn biết) cũng như một lời kết “chuẩn” (“Sincerely” hoặc “Warm regards” là lựa chọn tốt). Cách dòng giữa các đoạn, sử dụng chữ kí và kết thư phù hợp. Trong chữ kí, nhớ đính kèm thông tin liên lạc của bạn địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email. “Bạn có thể không quan tâm lắm nhưng việc này rất cần thiết”, Ramsey lưu ý, “Không phải lúc nào địa chỉ email của bạn cũng sẽ tự động hiện lên trong email người nhận”.
Ngắn gọn và năng động
“Nhà tuyển dụng rất bận rộn” – chắc bạn đã nghe câu này ở đâu đó, và đó là sự thật. Họ sẽ muốn nắm được ý chính bài giới thiệu bản thân của bạn trong vòng 150 từ hoặc ít hơn. Đoạn văn đầu tiên rất quan trọng, theo Ramsey. “Hãy hấp dẫn người đọc ngay từ đoạn đầu tiên, thể hiện cho họ khả năng nổi bật của bạn. Sử dụng những câu ngắn, vẽ nên một bức tranh khái quát: bạn là ai, bạn có thể làm gì cho họ; và rồi chứng minh điều đó ở đoạn thứ hai”.
Đơn giản là lựa chọn tốt nhất
Nếu bạn viết email cover letter của mình trong Word, đừng sử dụng thêm bất cứ định dạng gì. Độ dài lí tưởng cho mỗi dòng là khoảng 40 kí tự. Khi bạn paste phần cover letter đó vào email, đa phần các trang email sẽ tự định dạng cho bạn. Trong trường hợp có lỗi (đoạn văn bị tự động xuống dòng, các phần bị ngắt liên tục…) bạn có thể thử sử dụng trang web FormatIt.com, dịch vụ miễn phí giúp định dạng email của bạn.
Đừng tỏ ra dễ thương. Hãy gạt mấy cái emoticons, viết tắt, những font chữ và màu sắc “hoang dã” sang một bên. Cũng đừng cố tỏ ra hài hước. Thường thì nhà tuyển dụng sẽ không cảm nhận được sự hài hước của bạn đâu, họ chỉ thấy khó chịu thôi.
Hãy “nhắm” đúng chỗ
Bạn nên biết rõ mình muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực gì và khả năng bạn có sẽ phù hợp với một vị trí như thế nào. Đừng apply cho vị trí thiết kế chuyên nghiệp trong khi bạn vốn là một copywriter, theo lời Diana Qasabian, Talent Director của Syndicatebleu. “Có thể thị trường tuyển dụng đang ngày càng cạnh tranh, nhưng thật vô nghĩa khi chúng tôi cứ nhận được ngày càng nhiều những email ứng tuyển từ những người thực sự không hề phù hợp với công việc”.
Bên cạnh đó, Diana cũng chia sẻ: “Chúng tôi xác định rất rõ ràng các kĩ năng và khả năng công ty tìm kiếm ở ứng viên. Những sự tô điểm khác đều không cần thiết. Đừng viết những câu không có giá trị như “Tôi làm việc rất chăm chỉ” – nếu đó là sự thật, nhà tuyển dụng sẽ nhận ra từ những thành tựu và kết quả công việc của bạn mà thôi.”
“Chơi” đúng luật
Hãy dành thời gian nghiên cứu hướng dẫn của công ty về quá trình ứng tuyển, đặc biệt là bước nộp hồ sơ, và làm theo chúng. Rất nhiều công ty liệt kê những yêu cầu này trên website của họ, hoặc nêu rõ trong thông tin tuyển dụng được đăng tải. Sẽ không hay chút nào khi họ đã có hướng dẫn rõ ràng mà bạn lại không thể làm theo hướng dẫn.
Kiểm tra lại lần nữa
Kiểm tra lại những lỗi đánh máy, ngữ pháp… và đọc lại toàn bộ email cover letter của bạn trước khi gửi. Gửi nó tới một người bạn để nhờ họ góp ý cho bạn về nội dung và cách trình bày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự mình kiểm tra: gửi email cover letter đó cho chính bạn và thử đặt mình vào vị thế một nhà tuyển dụng, đọc email và chỉnh sửa những phần chưa phù hợp.
Bên cạnh CV chất lượng, bạn đừng quên chuẩn bị một email chất lượng để có thể đảm bảo một hồ sơ tuyệt vời nhất khi ứng tuyển vào vị trí mơ ước của mình nhé. Chúc bạn thành công!
Discussion about this post