[Kỹ năng tuyển dụng]
GPA có thực sự quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng?
Điểm GPA (Grade Point Average) có thể hiểu là điểm trung bình đánh giá kết quả học tập của bạn khi ngồi trên giảng đường. Một câu hỏi lớn được đặt ra với hàng ngàn sinh viên hiện nay là GPA có thực sự quan trọng khi ứng tuyển không? Câu trả lời là có, nó chính là ấn tượng đầu tiên giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá năng lực và trình độ của ứng viên. Điểm GPA cao thể hiện bạn là người có tư duy, khả năng giải quyết công việc tốt. Nhưng trên thực tế điều này không hoàn toàn đúng 100% một con số không thể nói lên tất cả về một con người, đó chỉ là một trong rất nhiều yếu tố để nhà tuyển dụng chọn được ứng viên thích hợp.
GPA quan trọng ở đâu?
Trước hết GPA quan trọng ở thị trường tuyển dụng Việt Nam. Từ bố mẹ cho đến các giảng viên luôn khuyên chúng ta nên học hành chăm chỉ để có một điểm số cao. Và điểm số cũng phản ánh một phần năng lực của mỗi người. Các nhà tuyển dụng trong nước cũng nhìn vào điểm GPA để lựa chọn cho mình được những ứng viên tiềm năng. Nếu GPA của bạn cao, bạn có lợi thế. Tất nhiên đó cũng chỉ là bước đầu.
Không chỉ các doanh nghiệp ở Việt Nam, các công ty nước ngoài cũng lấy GPA để làm một trong những tiêu chí xét tuyển ứng viên, cụ thể là Big4 yêu cầu GPA từ 3.2 trở lên. Bởi trong mắt các nhà tuyển dụng, một ứng viên đạt điểm số cao tại trường đại học đồng nghĩa với việc ứng viên đó có khả năng tự tìm tòi học hỏi, chịu được áp lực và và có khao khát thành công. Bên cạnh đó, có thể coi đại học chính là thách thức lớn nhất đối với những người trẻ dưới 22 tuổi thì GPA như một thang đo độ thành công của bạn trong hành trình đó. Bên cạnh đó, học đại học chính là học nghề, khi mà bạn có một điểm GPA cao đồng nghĩa với việc trong mắt nhà tuyển dụng bạn là một người có trách nhiệm đối với tương lai của bản thân.

Theo tin của US. News và World Report, duy trì điểm trung bình cao cũng rất quan trọng cho những người có mơ ước theo học các trường đại học hàng đầu như Harvard (GPA:3,8), trường Yale (3.9) hoặc trường kinh doanh Stanford (3.6). Một nhân tố khác khiến GPA quan trọng, trong thời buổi cạnh tranh ngày nay, tiêu chí về GPA như một bộ lọc giúp nhà tuyển dụng tìm ra được những ứng viên tiềm năng nhanh chóng hơn. Đặc biệt đối với những ngành nghề yêu cầu kiến thức chuyên môn vững vàng như: tài chính, ngân hàng hay kế toán.
Nhưng GPA không phải tất cả…
Bạn cần nhớ rằng, điểm GPA chỉ phản ánh bạn “học” giỏi như thế nào chứ hoàn toàn không phản ánh được bạn “làm” giỏi ra sao. Nhà tuyển dụng còn đánh giá bạn rất nhiều qua những kinh nghiệm mà bạn đạt được, những kĩ năng bạn có, những kì thực tập giữa khóa mà bạn tham gia, thái độ, cách cư xử và niềm yêu thích công việc của bạn.
Vậy làm thế nào nếu GPA của bạn không cao?
GPA của bạn không cao có thể không phải là vấn đề, nếu bạn có lí do phù hợp cho nó. Những lí do mà nhà tuyển dụng sẽ chấp nhận, thậm chí đánh giá cao đó chính là những kinh nghiệm thực tập quý giá bạn thu được, những khóa học kĩ năng mềm cũng như chuyên môn bạn tham gia, bên cạnh đó là những hoạt động ngoại khóa thể hiện được khả năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, khả năng lãnh đạo của bạn. Ngoài ra, ở một số ngành như ngành Marketing, nhà tuyển dụng có xu hướng đề cao những kinh nghiệm thực tế bạn được va vấp hơn điểm GPA rất nhiều. Laszlo Bockv- Phó Chủ tịch phụ trách mảng hoạt động nhân viên của Google từng nói: “Google đã từng nổi tiếng với việc yêu cao về học bạ, GPA và bài các bài kiểm tra, nhưng chúng tôi không làm như thế nữa, trừ khi bạn đã ra trường được vài năm, chúng tôi nhận ra rằng mình không thể nói trước bất cứ điều gì.”
Một lời khuyên nữa cho bạn khi viết CV từ Collegegrad.com, đó là nếu điểm GPA của bạn thấp nhưng những môn chuyên ngành cao, thì hãy liệt kê nó ra để nhà tuyển dụng nhìn ra bạn là một người có kiến thức tốt về chuyên môn.
Khi nói về vấn đề GPA, rất nhiều người cho rằng nó không quan trọng bởi những tấm gương như Bill Gates hay Steve Job đều bỏ học và trở thành tỉ phú. Nhưng xin hãy nhớ rằng, đây đều là những nhân vật xuất chúng mà trên thế giới chỉ có vài người như vậy và họ bỏ học ngôi trường danh giá nhất thế giới – Havard. Vậy nên, tốt hơn hết chúng ta nên cố gắng cân bằng giữa việc học và tích lũy kinh nghiệm khi còn ngồi trên giảng đường để có một công việc mơ ước trong tương lai.
Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn muốn đọc:
Discussion about this post