Làm thế nào để trở thành một ứng viên sáng giá trong vòng phỏng vấn nhóm?
4 kỹ năng không thể thiếu nếu muốn ghi điểm với nhà tuyển dụng
Nên và không nên làm gì trong những thời khắc mang tính quyết định
“Fake it until you make it”. Hãy giả vờ rằng bạn đã làm được điều gì đó, cho đến khi bạn thực hiện nó. Những thói quen khó bỏ, gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, tưởng chừng có quyết tâm là sẽ sửa được, nhưng nó thực sự cần thời gian, sự rèn luyện và tính kỷ luật để phá bỏ. Chỉ đơn giản là việc gõ bút vào bàn cũng đã có thể làm bạn xấu đi trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu chưa biết “fake it” như thế nào, hãy cùng HRC khám phá ngay sau đây.
3 điều cấm kỵ:
#1. “Mân mê” với cái bút, bấm tay hay gõ tay vào bàn là dấu hiệu giúp nhà tuyển dụng biết được bạn đang thực sự sao nhãng.
#2. Khi bạn khoanh tay lại, bạn dường đang khép kín mình lại với các tác động bên ngoài. Mặc dù, đôi lúc chỉ hành động theo thói quen nhưng điều đó cũng thể hiện rằng tính cách bạn khá dè dặt và không thoải mái hay đang cố che giấu cái gì đó. Đừng để nhà tuyển dụng có ấn tượng rằng bạn đang nói dối nhé!
#3. Nếu khi đang nói chuyện, bạn thường tì cả khuôn mặt lên lòng bàn tay, nhà tuyển dụng có thể hiểu lầm: Câu hỏi, câu chuyện của họ nhàm chán và bạn thờ ơ và không quan tâm đến buổi phỏng vấn.
2 tư thế ghi điểm:
#1. Mở rộng lòng bàn tay:
Nhà tuyển dụng muốn tìm thấy ở bạn: sự nhiệt thành, tận tâm với những gì mình đang làm. Mở rộng lòng bàn tay là dấu hiệu của sự tin tưởng, chân thành với người đối diện. Đừng ngại ngần mà không thể hiện cho họ biết bạn nhé!
#2. Tạo hình tháp chuông:
Hành động này thể hiện sự tự tin, quyết đoán và chắc chắn về quan điểm và suy nghĩ của bạn.
Hãy thay đổi những thói quen không tốt hằng ngày bởi “thay đổi nhỏ, phần thưởng lớn”. Những điều này là những bước đi nhỏ bé mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện bất cứ lúc nào, những bước đi đánh dấu sự bắt đầu chuyển mình của thay đổi lớn.
HRC hy vọng rằng chuyên mục kỹ năng xin việc không chỉ bao gồm những kỹ năng như viết CV, Cover letter và trả lời câu hỏi phỏng vấn, mà còn đưa ra lời khuyên bổ ích về những vấn đề “tưởng như không quan trọng”, từ đó có thể giúp bạn đọc có sự chuẩn bị chỉnh chu, cẩn thận hơn. Nếu thích chuyên mục này, thì đừng quên nhấn nút like và share bạn nhé!
Discussion about this post