Hơn 90% thời gian của buổi phỏng vấn dành để hỏi và trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Giữa thế giới muôn hình vạn trạng của câu hỏi phỏng vấn, bạn đã bao giờ thực sự băn khoăn “Loại câu hỏi gì sẽ là loại câu hỏi được nhà tuyển dụng yêu thích và dùng nhiều nhất?”
Tiếp nối Bài 1: 4 kỹ năng không thể thiếu nếu muốn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, hãy cùng HRC tiếp tục khám phá 3 loại câu hỏi nhà tuyển dụng thường dùng để kiểm tra năng lực của ứng viên nhé!
Theo dõi các bài tiếp theo tại: Bài 1: 4 kỹ năng không thể thiếu nếu muốn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn đang ở bài 2 |
Loại câu hỏi đầu tiên và cũng là loại câu hỏi thường gặp nhất: Câu hỏi tình huống (Situational Question).
1. Câu hỏi tình huống (Situational Question) là gì?
Các câu hỏi phỏng vấn tình huống yêu cầu ứng viên trình bày lại cách họ sẽ phản ứng và giải quyết một số tình huống thường gặp trong công việc. Khác với các câu hỏi phỏng vấn về hành vi, những tình huống được nhà tuyển dụng đặt ra chỉ mang tính giả thuyết, không phục thuộc vào các kinh nghiệm trong quá khứ của ứng viên. Điều này đòi hỏi ứng viên vận dụng các kĩ năng của mình để đưa ra câu trả lời hợp lí
2. Một số câu hỏi tình huống:
- Nếu như bạn biết sếp của bạn đang mắc phải lỗi sai và không nhận ra điều đó, bạn sẽ làm như thế nào? Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn đã, sẽ xử lý như thế nào trong những tình huống khó khăn, nhạy cảm. Và bên cạnh đó, họ cũng muốn biết thêm về quan hệ giữa bạn và sếp.
Xem thêm câu trả lời tại đây
- Công việc/Dự án nào bạn cảm thấy khó nhằn nhất? Và làm như thế nào bạn đã vượt qua nó? Sẽ không có câu trả lời đúng hay sai ở câu hỏi này. Điều nhà tuyển dụng muốn biết đó là những công việc nào sẽ được bạn coi như là một khó khăn.
Xem thêm câu trả lời tại đây
Hãy miêu tả khoảng thời gian mà bạn cảm thấy bạn đang có quá nhiều công việc! Ở đây, nhà tuyển dụng muốn biết về kỹ năng quản lý thời gian, hay khả năng xử lý công việc của bạn dưới áp lực như thế nào.
Xem thêm câu trả lời tại đây
Hy vọng với 3 ví dụ này, bạn đã có thể có hình dung cụ thể hơn về “như thế nào là câu hỏi phỏng vấn tình huống”
3. Làm thế nào để trả lời đúng, đủ câu hỏi tình huống?
Phương pháp STAR (Situation, Task, Action, Result) là phương pháp thường được sử dụng để trả lời câu hỏi tình huống.
STAR bao gồm:
- Situation: Nêu tình huống bạn gặp phải
- Task: Bạn cần phải làm gì
- Action: Bạn đã làm gì
- Result: Kết quả đạt được như thế nào?
Lưu ý:
- Chi tiết và cụ thể: tập trung vào một câu chuyện hoặc một ví dụ.
- Nói về vai trò và hành động của bạn: Đừng nói về những gì nhóm của bạn đã làm, nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã làm gì trong nhóm đó. Hãy dùng ‘tôi’, đừng dùng ‘chúng tôi’.
- Sắp xếp câu trả lời theo thứ tự.
Ví dụ: “HÃY KỂ TÔI NGHE VỀ MỘT LẦN BẠN LÊN KẾ HOẠCH VÀ HOÀN THÀNH NÓ?”
1. Tình huống (Situation)
Vai trò của tôi là trưởng ban tổ chức cho một talkshow Truyền thông.
2. Nhiệm vụ (Task)
Nhiệm vụ của tôi là tìm kiếm 3 khách mời. Với thời gian đặt ra là 10 ngày, cùng với sự bận rộn của các khách mời trong thời điểm đó, tôi biết rằng nhiệm vụ này rất khó khăn. Tôi đã đặt cho mình mục tiêu trong vòng 7 ngày, tôi phải tìm được ít nhất 3 khách mời, vì thế tôi có thể dư ra 3 ngày để lên kế hoạch B nếu xảy ra sự cố.
3. Hành động (Action)
Tôi chọn 3 người trong nhóm để liên lạc với 3 khách mời khác nhau, bằng cách đó, tôi rút ngắn được thời gian và đảm bảo công việc hiệu quả hơn.
4. Kết quả (Result)
Nhờ có 3 ngày dự phòng nên khi một khách mời huỷ lịch, chúng tôi đã có ngay một người khác thay thế. Việc phân chia nhiệm vụ cho từng người giúp cho công việc trở nên trơn tru hơn rất nhiều.
Trước khi trả lời bạn hãy xác định họ đang muốn hỏi sâu vào kĩ năng gì. Như trên, tuy nhà tuyển dụng hỏi về một sự kiện mình từng tổ chức, nhưng họ như muốn biết thêm về kĩ năng sắp xếp và kĩ năng lãnh đạo của mình đó. Vì vậy trong câu trả lời, mình cố gắng thể hiện rõ mình đã áp dụng 2 kĩ năng này như thế nào trong sự kiện. Bên cạnh đó, bạn cũng có thêm bài viết về cách tạo sự khác biệt trong phỏng vấn để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Bài viết có tổng hợp từ nhiều nguồn.
Discussion about this post